Dụng Thần Cứu Ứng

Dung Than Cuu Ung

Khi nhật nhược mà được sinh phù thái quá, hoặc nhật vượng bị chế áp thái quá thì làm thế nào? Nếu được phù trợ mạnh quá thì ngũ hành áp chế sự phù trợ đó cũng được gọi là dụng thần, nguyên tắc của nó là lấy sự cân bằng có ích cho Tứ trụ làm chuẩn. Ví dụ: mộc nhược thì dùng thuỷ để phù trợ nó, thì thuỷ là dụng thần. Thuỷ phù trợ thái quá thì dùng thổ để khống chế thuỷ. Thổ chính là dụng thần cân bằng cho Tứ trụ. Nếu mộc nhược dựa vào thuỷ phù trợ, nhưng phù trợ quá mức thì cũng tức là ấn tinh quá nhiều làm cho thân quá vượng, nhưng nhật can lại vốn là suy nhược, thậm chí đang rơi vào đất tử tuyệt, cho nên sinh phù càng nhiều cũng không thể mạnh hơn nhật can vốn được lệnh lại còn được ấn tinh vượng để sinh thân thành cường tráng. Trường hợp nhật can nhược biến thành vượng thì phải dùng dụng thần chế áp để tránh sinh thân quá mức. Nhật nhược mà được dụng thần sinh phù quá mức thì cũng giống như trường hợp cách lấy dụng thần khi thân vượng, ấn vượng.

Khi nhật nhược mà bản thân được sinh quá mức trở thành thân vượng, trường hợp đó cách chọn dụng thần cũng giống như trường hợp chọn dụng thần cho nhật vượng, tỉ kiếp vượng, tức là lấy quan sát làm dụng thần. Khi nhật nhược lại không được lệnh thì dù có giúp thân đi nữa cũng không bằng nhật can được lệnh lại còn có tỉ kiếp trợ giúp. Cho nên không cần đến dụng thần quan sát của nó phải thật mạnh mới được. Ngược lại, mộc mạnh thì dùng kim để áp chế nó, kim nên là dụng thần của mộc, nhưng khi kim áp chế mạnh quá lại phải dùng hỏa để khống chế kim, cho nên hoả là dụng thần của mộc. Nếu kim áp chế không đủ thì dùng thổ để sinh cho kim, thổ là dụng thần.

Thân cường, quan sát càng cường, thực tế là không có ấn tinh để thông quan cho nên thân yếu hơn. Dùng quan sát để khống chế thực thương thì cần phải nắm vững dụng thần thực…thương mạnh đến đâu. Vì thực thương không những chế áp quan sát mà còn làm xì hơi thân. Cho nên dụng thần thực thương không được quá mạnh. Thực thương này chính là dụng thần cứu ứng, trên thực tế chính là trường hợp trong Tứ trụ quan nhiều mừng gặp được thực thương để giải cứu.

Than Cuong Quan Sat Cang Cuong

Thân cường, quan sát càng cường

Thân cường, quan sát nhược, thì sức áp chế của quan sát không đủ, lúc đó mong gặp được tài để sinh quan. Dụng thần tài tinh này cũng không nên vượng quá, vì ở đây không phải là không có quan sát mà chẳng qua lực của quan sát yếu mà thôi. Nếu dụng thần tài tinh mạnh quá thì sẽ biến thành thân nhược, không thắng nối tài quan, làm mất sự cân bằng sẽ đưa đến tai hoạ. Cách chọn dụng thần trên đây nói chung là theo nguyên tắc không phù trợ hoặc chế áp mạnh quá, cũng tức là phương pháp chọn dụng thần cho các trường hợp đặc biệt trong tổng thể cân bằng chung của Tứ trụ.

Thầy Thiệu Về Hoa khi đặt tên họ bằng các ngũ hành để bổ cứu cho Tứ trụ, thường nắm vững các phân lượng của dụng thần. Ví dụ có người trong tên cần thêm ba chữ thuỷ, có người chỉ thêm hai hoặc một chữ, có người lại chỉ thêm chữ sương (mù), có người lại thêm chữ vũ (mưa) để làm nhuấn lại. Cơ sở của vấn đề là chọn đúng mức độ của dụng thân. Nếu có người vặn hỏi: nếu dụng thần bị khắc, bị hợp, bị xung, bị hình hoặc vô lực thì làm thế nào? Đây lại là một loại mệnh cục khác. Điểm mấu chốt là xác định thân vượng thân nhược, sau đó chọn dụng thân trực tiếp nhất hoặc có khả năng cân bằng nhất cho tứ trụ. Chọn dụng thần sau dụng thần, không chọn dụng thần thứ ba nữa.

Dụng thần cứu ứng

Tiết này sẽ lần lượt phân tích các trường hợp dụng thần trong dự đoán bị phá hại thương tổn, đồng thời sẽ cho độc giả biết các phương pháp cứu ứng. Cũng tức là trong điều kiện bình thường, giới thiệu cách giải cứu khi dụng thần có thương tổn. Tứ trụ có cứu là Tứ trụ có bệnh và có phương thuốc chữa. Những Tứ trụ thiên về khố mà không có cứu là Tứ trụ có bệnh mà không có thuốc. Ngoài ra độc giả có thể tự mình từ phía phản diện để tìm hiểu và nắm vững các trường hợp không có cứu.

Quan gặp thương, tức dụng thần là chính quan, kị thần là thương quan

Tứ trụ có kị thần thượng quan khắc dụng thần, nếu có chính ấn thì có thể chế áp được thương quan và hỗ trợ chính quan. Vì vậy ta gọi chính ấn là cứu ứng của chính quan.

Quan Gap Thuong Tuc Dung Than La Quan Bi Than La Thuong

Tứ trụ có kị thần thượng quan khắc dụng thần

Quan gặp sát, tức dụng thần chính quan và thiên quan hỗn tạp không rõ ràng.

Dụng thần là quan phải rõ ràng, thanh khiết. Có năm can âm là thương quan có thể hợp mất thất sát, ví dụ can ngày ất gặp bính là thương quan, bính có thể hợp mất tân sát, còn lại canh quan; ất có thể hợp mất cảnh sát, còn lại tân quan. Có năm can dương là kiếp tài và năm can âm là thương quan hợp mất sát, giữ lại chính quan.

Quan gặp hình xung, tác dụng thần chính quan trong địa chi bị hình xung mà thương tổn

Khi dụng thần bị hình xung thương tổn thì phải xem trong Tứ trụ có hay không có hợp cục để hóa hình. Ví dụ cán ngày bình gặp chị tí thủy, trong tí tang can quý là chính quan. Dụng thần chính quan bị ấn hình hại, có hơi, mùi và mão hợp thành cục, hoặc có dần, thìn, mão hợp thành hội cục, hoặc có tuất, mão lục hợp, tức có thể hợp chặt kị thần, cứu được dụng thần chính quan. Khi dụng thần bị xung phá cũng phải xem trong Tứ trụ có hợp cục để hóa xung không. Ví dụ can ngày bình gặp chị tí thủy, trong tí tàng quý là chính quan. Dụng thần chính quan vì bị ngo phản xung mà gỗ rễ không chắc chắn. Nhờ có mùi và ngọ thành lục hợp, hợp chặt kị thần nên dụng thần chính quan được cứu. Cho nên quan gặp hình xung thì hợp cục có thể giải cứu.

Tài gặp kiếp, tác dụng thần là tài, vị thần là kiếp tài

Tứ trụ có kị thần kiếp tài khắc dụng thần, nếu trong mệnh cục có thực thần thì có thể xì hơi kiếp tài để sinh cho tài tinh. Cho nên thực thần là cứu ứng nhất của tài tinh. Tứ trụ có kị thần kiếp tài khắc dụng thần, nếu trong mệnh có quan tinh thì quan tinh có thể chế áp kiếp tài, bảo vệ tài tỉnh. Cho nên quan tinh cũng là cứu ứng của tài tinh.

Vi Than La Kiep Tai

Tứ trụ có kị thần kiếp tài khắc dụng thần

Tài gặp sát, tức dụng thần là tài tinh, vị thần là thất sát

Tứ trụ có thất sát xì hơi tài tinh là kị thần, nếu trong mệnh cục có” thực thần để áp chế thất sát, sinh tài tinh thì dụng thần là tài tình cũng được cứu. Trong Tứ trụ có thất sát xì hơi tài tinh làm kị thân, năm can âm dương quan có thể hợp chặt thất sát để bảo hộ tài tinh. Ví dụ can ngày ất gặp năm là thất sát, thương quan kính có thể hợp chặt thất sát để cứu tinh. Ví dụ can ngày giáp gặp canh là thất sát, kiếp tài ất có thể hợp chặt thất sát chống lại sự hình khắc để bảo vệ tài tinh. Cho nên khi thất sát là kị tài thì thương quan của năm can âm và kiếp tài của năm can dương sẽ bảo vệ tài tinh, ứng cứu cho dụng thần.

Vi Than La That Sat

Trong Tứ trụ có thất sát xì hơi tài tinh làm kị thân, năm can âm dương quan có thể hợp chặt thất sát để bảo hộ tài tinh

Ấn gặp tài, tức dụng thần là ấn tinh, vị thần là tài tinh.

Khi trong Tứ trụ đều có ấn tinh và tài tinh mà cần hợp mất tài tinh, giữ lại ấn tinh, nếu có kiếp tài sẽ có thể chế áp tài tình để giữ lại ấn tinh. Cho nên kiếp tại cũng là cứu tinh của dụng thần ấn tinh. Khi trong Tứ trụ cả ấn tinh và tài tình cùng xuất hiện mà đòi hỏi làm mất tài tinh và giữ lại ấn tinh, nếu có hợp cục hợp mất tài tinh, còn ấn tinh không bị khắc chế là được cứu. Can ngày dương có thể hợp mất tài tinh, giữ lại ấn tinh, ví dụ can ngày giáp gặp quý là ấn, gặp kỉ tài là hợp. Năm can âm kiệu thần cũng có thể hợp chặt chính tài, đều là cứu ứng dụng thần chính ấn.

Thực thần gặp liêu, tức dụng thần là thực thần, bị thần là kiểu thần

“Dụng thần là thực thân, không thể bị cướp mất”, đó là nguyên tắc. Trong Tứ trụ kiêu thần và thực thần rất kị gặp nhau, khi gặp nhau thì kị thần cần bị chế hóa. Thất sát sẽ có thể chế hóa kị thần để biến nguy thành an. Cho nên gọi thất sát là cái cứu ứng của dụng thần thực thần. Tứ trụ có kiêu thần cướp đoạt thực thần, nếu có tài tình cũng có thể chế áp được kiệu thần để hộ vệ thực thần. Nên thiên tài cũng là cứu ứng thực thần.

Thực thần gặp sát ấn, tức thực thần là dụng thần, bị thần là ấn tinh

Tứ trụ thực thần bị chế sát, có ấn tinh đến giúp để chế áp thực thần bảo hộ kiếp sát, nếu có tài tinh thì có thể làm mất ấn tinh giữ lại thực thần. Tài tinh trở thành cứu ứng của dụng thần thực thương trong điều kiện có ấn tinh.

Thuc Than Gap Sat An Tuc Thuc Than La Dung Than

Tứ trụ thực thần bị chế sát, có ấn tinh đến giúp để chế áp thực thần bảo hộ kiếp sát

Tài gặp thương sát, tức dụng thần là tài, vị thần là thất sát

Tứ trụ có thương quan sinh tài, sát đến để hóa tài làm kị thần, nếu có hợp cục hợp mất thất sát để bảo hộ tài thì tốt. Năm can dương kiếp tài có thể hợp mất thất sát, ví dụ can ngày giáp gặp canh là sát, kiếp sát ất hợp mất cảnh sát. Năm can âm thương quan cũng có thể hợp mất thất sát, ví dụ cán ngày ất, gặp tân là sát nếu có bình thường thì sẽ hợp mất tân sát. Nên ta nói năm can dương kiếp tài và năm can âm thương quan đều là cứu ứng của dụng thần tài tinh.

Quan gặp thương (cách bình dương), sát gặp thực (cách bình dương), tức quan sát là dụng thần, thương thực là vị thần

Tứ trụ có quan mà không có hình dương thì không vinh hiển, có sát mà không có hình dương thì không có uy, kị gặp chế phục quá mức. Tứ trụ có nhiều ấn tinh thì có thể bảo hộ cho quan tinh hoặc thất sát, lại có thế ràng buộc được thực thương, khiến cho quan hoặc sát vừa được chế lại vừa được giúp đỡ, vừa được hỗ trợ, quyền uy không ai cản nổi. Cho nên ấn tinh có lực là cứu ứng của quan sát.

Quan gặp thương (lộc cách), tức dụng thần là quan, bị thần là thương

Tứ trụ quan tinh có lộc thì chức cao vinh hiển, rất kị gặp thương quan, nếu trong Tứ trụ có hợp cục để hợp mất thương quan thì có thể bảo vệ được quan tinh. Năm can dương có thể hợp mất thương quan, ví dụ can ngày giáp gặp nhâm là kiêu, nhâm có thể hợp mất định thương quan; năm can âm là thất sát cũng có thể hợp mất thương quan, ví dụ can ngày Ất gặp tân là sát, tân có thể hợp mất bình thường. Cho nên ta nói năm can dương và năm can âm là thất sát có thể hợp mất thương quan, chúng trở thành thần bảo hộ của dụng thần chính quan.

Tài gặp sát (lộc cách), tức dụng thần là tài, bị thần là thất sát

Khi Tứ trụ có dụng thần là tài không nên gặp thất sát đến để hóa, cái hợp mất thất sát có thể bảo hộ được tài tinh. Năm can dương kiếp tài có thể hợp mất thất sát, ví dụ can ngày giáp gặp canh là sát, ất kiếp sát có thể hợp mất canh sát; năm can âm thương quán cũng có thể hợp mất thất sát, ví dụ can ngày ất gặp tân là sát, bình thường có thể hợp mất tân sát. Cho nên nói năm can dương kiếp tài và năm can âm thương quan có thể hợp mất sát để bảo hộ tài, nó là cứu ứng của dụng thần tài tinh. Kết quả của sự cứu ứng đạt được nhiều hay ít rất khó nắm được chính xác, độc giả có thể thông qua những bàn luận ở phía trên, đồng thời có thể từ các ví dụ nói về sự cứu ứng khi dụng thần bị hình xung khắc hại để hiểu rõ hơn.

 

0/5 (0 Reviews)