Bàn Về Sang Hèn, Cát Hung

Ban Ve Sang Hen

Muốn biết sang hay hèn, phải xem quan tinh, bao gồm chính quan và thiên quan. Song không phải cứ hễ quan vượng là sang, quan nhược là hèn. Có lúc quan tinh rất nhiều mà vẫn hèn, ngược lại quan tinh nhược hoặc không có mà vẫn sang. Mấu chốt là quan tinh có phải là hỉ hay không và có nguồn, quan tinh có kiện toàn không, quản tinh có lợi cho mình không. Trong mệnh không kị tài, còn quan là dụng thần thì phú quý song toàn.

Cách xem sang 

  1. Quan tinh là dụng thần. Thân vượng mới có thể lấy quan tinh làm dụng thần…
  • Quan tinh là dụng thần mà cớ lực, không bị khắc, hợp, xung. 
  • Kiếp nặng tài nhẹ, quan có thể khắc kiếp. Thân vượng kiếp tài quan có thể bảo hộ tài, tài nhẹ cho nên sang nhiều hơn giàu.
  • Kị tỉ kiếp, quan vượng tài vượng có thể kháng được tỉ kiếp, nên giàu sang.
  1. Quan là hỉ thần. Nhật chủ nhược, dụng thần là ấn, quan trợ giúp cho dụng thần có lực, đồng thời dụng thần lại không bị hợp, khắc xung.
  2. Ảm quan. Có sách giải thích ám quan là trong mệnh không có quan. Nên nhớ rằng quan tinh là tiêu chí của sự sang. Thông thường không có quan tinh thì không có duyên với nhau, nhưng lấy tháng mà quan tỉnh sinh phù cho để biết sự vượng suy của quan. Quan vượng mà làm dụng thần là mệnh có tài. Quan gặp tuế vận là có quan chức.
  3. Các trường hợp khác của thân vượng quan vượng
  • Quan tinh vượng là dụng thần, có ấn thụ bảo vệ quan thì nhất định sang. 1 b- Thân vượng có thể gánh vác được tài quan, có ấn thụ tỉ kiếp sinh khắc chế hóa là giàu sang.
  • Quan vượng thân nhược, quan có thể sinh ấn. Quan quá vượng là nặng sẽ khắc thân quá mức, cho nên quan vượng có thể lấy ấn vương làm dụng thần thông quan để hóa quan sinh thân cho sang.
  • Thân vượng, quan vượng, ấn suy, tài tinh không hiện, nhưng ấn tỉ giúp thân chặt chẽ là quan và dân đồng đều nhau nên sang.
  • Thân vượng, sát mạnh, thực thần có lực. Thất sát là tiểu nhân, nhờ có thực thần chế áp nên bổ tả được cho quân vương, tức là có ích cho vua, như thế gọi là: anh hùng áp đảo vạn người. Sát, thân đều vượng, không có ấn, thực thương là dụng thần có lực. Ấn không làm tổn thương dụng thần, dụng thần có lực có thể chế áp được thất sát vượng, cho nên thân sát đồng đều là sang.
  1. Mấy trường hợp quan nhược
  • Thân vượng, quan nhược, tài có lực. Tài vượng có thể sinh cho quan nhược, quan nhờ thế mà vinh hiển nên phú quý.
  • Bộ Ấn vượng, quan suy, tài làm hại ấn. Thân vượng ấn là kị thần, quan suy không sinh được ấn, nhưng có tài sinh, tài còn có thể chế áp ấn tinh kị thần, như vậy thân, tài quan đồng đều, đó là mệnh phú quý.

6. Quan tinh là dụng thần trong một số trường hợp khác

  • Thân nhược, dụng thần là tỉ kiếp, tài suy, quan có thể sinh ấn. Quan vượng làm cho ấn vượng, ấn sinh dụng thần, không có kị thần tài khống chế, nên thân từ nhược trở thành mạnh, có thể thắng được quan, gánh vác nổi quan, do đó mà trở thành sang.
  • Thần nhược, tài vượng có ấn, tỷ kiếp, quan tuy không nhiều nhưng không bị phá. Dụng thần quan tinh có thể thông với tài ấn để sinh thân, ngũ hành tương sinh hợp tình hợp lí nên phú quý song toàn.
  • Thân nhược, tài tinh làm hại ấn, quan có thể sinh ấn.
  • Dụng thần là ấn, kị tài tinh làm thương tổn ấn, có vượng quan hóa tài liên tục sinh cho ấn, do đó mà sinh cho thân. Tài là kỵ thần nhưng nhờ có quan hóa giải nên hợp lí, đó là người tiểu phú đại quý.

Cach Xem Tuong Sang

Muốn biết sang hay hèn, phải xem quan tinh, bao gồm chính quan và thiên quan

Cách xem hèn 

Thông thường vì quan sát không được trung hòa, nặng quá hoặc nhẹ quá nên có hại thành ra có vấn đề.

  1. Mấy trường hợp quan nhiều
  • Quan nhiều kị gặp tài, thân lại nhược. Tài tinh nắm lệnh hoặc tài cục, thân nhược không gánh nổi tài quan nên nghèo hèn. Nếu thân vượng, tài quản tương sinh cho nhau càng vượng cũng khắc thân. Khi gặp các vận ấn, tỉ kiếp thì có đỡ hơn.
  • Thân nhược, dụng thần là ấn, nhưng tài tinh lại phá hoại ấn. Dụng thần bị tài khắc cho thương tổn, không có vượng quan để sinh ấn, hóa giải tài nên mệnh hèn.
  • Quan sát nặng mà không có ấn. Quan sát nặng, không có ấn để sinh thân, hóa giải quan sát, thành ra thân bị quan sát khắc, do đó mà hèn.
  • Chính quan nặng, không có ấn, thực thương mạnh để áp lại. Nếu thân nhược không có ấn là -3hông có chỗ nương tựa, quan tinh bị thực thương chế áp, thực thương còn làm xì hơi thân, nên đó là sự xì hơi vô tình, làm cho nghèo hèn.
  • Quan nặng, ấn nhẹ, thân nhược. Tuy quan sinh ấn, nhưng ấn vẫn yếu không có lực để sinh thân, cho nên vẫn là thân nhược bị quan tinh vượng khắc nên rơi vào mệnh hèn.
  1. Mấy trường hợp quan nhược
  • Quan nhược, kiếp nặng, không có tài. Quan đã nhược lại không có tài sinh, gặp kiếp tại nặng nên nghèo hèn.
  • Quan nhẹ, ấn nặng, thân vượng. Ấn hóa quan mà không có quan, thận vượng không có quan là hèn.
  • Quan tàng không thấu, tài nhẹ, kiếp nặng. Vì thận vượng, tài quan nhẹ, tức không có tài quan để dưỡng mệnh nên nghèo hèn.

Bàn về cát, hung

Cát tuy không nhất định sẽ giàu sang, nhưng cả đời ổn định, ít vất vả phong ba, dụng thần gắn liền với cái được sinh phù nên dụng thần yên ổn. Hung thì đói khổ mà nhiều hiểm hoạ, sóng gió, dễ bị thương tổn. Kị thần có lực khắc dụng thần, cách cục Tứ trụ lại thiên khô (các tổ hợp xấu nhiều hơn tốt) là mệnh không có cứu, dẫn đến dụng thần rơi vào nguy hại. Tứ trụ thiên khô không có cứu là muốn nói Tứ trụ bệnh nặng không có cứu, tức là không thể chọn được dụng thần, đã thế lại còn bị phá hại.

Ban Ve Cat Hung

Cát tuy không nhất định sẽ giàu sang, nhưng cả đời ổn định, ít vất vả phong ba

Cách xem cát 

  • Dụng thần có sinh hoặc có bảo vệ, tránh bị khắc tổn thương.
  • Dụng thần ở thiên can không bị khắc hợp; dụng thần ở địa chỉ không bị khắc, hợp, hình, xung.

Thân vượng

  • Thân vượng dụng thần là tài, có thực thương sinh tài, hoặc có quan sát bảo vệ tài.
  • Thân vượng dụng thần là quan, hoặc có ấn bảo vệ quan.
  • Thân vượng, dụng thần là sát, sát nặng có thực thương chế ngự; hoặc sát nhẹ có tài sinh.
  • Thân vượng, dụng thần là thực thương, có tài lưu thông và bảo vệ thực thương, đều là cát..

Thân nhược

  • Thân nhược, dụng thần là tỉ kiếp, quan tinh nặng, có ấn sinh thân xì hơi quán.
  • Thân nhược, dụng thần là tỉ kiếp, tài tinh nặng, có quan xì hơi tài sinh ấn.
  • Thân nhược, dụng thần là tỉ kiếp, thực thương nặng, có ấn chế ngự thực thương mà sinh thân.
  • Thân nhược, dụng thần là ấn, có quan tinh linh ấn; hoặc tỉ kiếp bảo vệ ấn.

Cach Xem Tuong Cat

Cách xem tướng cát

Cách xem hung

  • Không có dụng thần hoặc bị hóa mất dụng thần hoặc dụng thần không được sinh hoặc dụng thần bị khắc, Kỵ thần nhiều quá, hoặc bị thần không bị chế ngự, hoặc bị thần được sinh.
  • Tài – Tài nặng: tài vượng, thân nhược, kiếp và ấn nhẹ. – Tài nhẹ: dụng thần là tài, tải nhẹ còn kiếp nặng, ấn nặng. 
  • Quan – Quan nặng: quan nhiều, thân nhược lại không có ấn. – Quan nhẹ: dụng thần là quan, ấn nặng.
  • Sát – Sát nặng: thân nhẹ lại không có thực thương, ấn thụ. – Sát nặng: thân nhược kị sát lại còn gặp tại nhiều.
  • Sát nhẹ: dụng thần là sát, sát nhẹ không chế ngự được nặng lại còn không có tài
  • An – Ấn nặng: ấn kiếp đều nặng liên quan thì nhẹ. – Ấn nhẹ: dụng thần là ấn mà gặp tài nhiều.
  • Thực thương – Thực thương nặng: Thực thương nhiều lại không có ấn.” – Thực thương nhẹ: dụng thần là thực thương lại gặp nhiều kiểu thần.
  • Tỉ kiếp – Tỉ kiếp nặng: ấn và kiếp đều nặng còn quan nhẹ. – Tỷ kiếp nặng: Tứ trụ tỷ kiếp nhiều mà không có quan sát. Tỷ kiếp nhẹ: Dụng thần là tỷ kiếp mà quan sát nhiều.

Cach Xem Tuong Hung

Không có dụng thần hoặc bị hóa mất dụng thần hoặc dụng thần không được sinh hoặc dụng thần bị khắc

Bàn về Thọ, Yểu

Gọi là người thọ tức người nguyên khí dày, tức là dụng thần được sinh mà có lực. Ngược lại, người yếu là người nguyên khí mỏng, tức dụng thần được ít khí, Tứ trụ thiên về khô (các tổ hợp Tứ trụ không tốt).

Cách xem mệnh thọ

  • Thân vượng – Thân vượng, dụng thần là quan, quan nhược gặp được tài. Dụng thần được sinh trở thành có lực. Thân vượng, dụng thần là tài, tài nhẹ gặp thực thương, dụng thần được sinh nên có lực.
  • Thân nhược nhưng có ấn thụ nắm quyền. 
  • Gặp được các vận là hỉ thần của dụng thần
  • Tứ trụ không bị xung, hoặc có xung nhưng hội về cho dụng thần, hỉ thần không bị phá hại. 
  • Ngũ hành đồng đều là tốt, trung hòa, thuần tuý càng thọ.

Cach Xem Menh Tho

Thân nhược nhưng có ấn thụ nắm quyền là mệnh thọ

Cách xem mệnh yểu 

  1. Dụng thần đã nhược lại còn bị khắc, kị thần có lực. 
  2. Vị thần và dụng thần hỗn chiến. 
  3. Thân quá vượng nhưng không bị khắc, xì hơi, hao tổn. 
  4. Khi thân quá nhược.
  • Thân quá nhược, còn ấn quá nặng. Đó là nhật nguyên không có gốc, thần được sinh mạnh quá nên phiêu diêu, lơ lửng. .
  • Tài sát quá vượng, nhật chủ không có chỗ dựa. Nhật chủ quá yếu lại không có ấn thụ, tỉ kiếp để thắng tài, sát. 
  • Thân nhược lại không có ấn, còn thực thương trùng điệp.
  • Xung, hợp không có lợi, kị thần không bị xung hợp, ngược lại dụng thần hoặc hỉ thần bị xung hợp.
  • Thân nhược lại gặp vận không lợi cho dụng thân hoặc hỉ thần, hay ngược lại gặp các vận khác, hao tổn, xì hơi không có lợi cho bản thân.
  • Vì kim hàn, thuỷ lạnh, làm cho thổ đông cứng, hoặc hoá nóng, thổ táo làm cho mộc khô cháy.
  • Tứ trụ thiên về khô (các tổ hợp Tứ trụ không tốt), hỗn tạp.

Cach Xem Menh Yeu

Dụng thần đã nhược lại còn bị khắc, kị thần có lực là mệnh yểu

Tóm lại: Phú quý cát thọ hay nghèo hèn hung yểu đều phải căn cứ vào cách cục mà định đoạt. Đại vận tốt thì mọi việc trôi chảy, giàu thì phát đạt, sang thì xe ngựa xênh xang, cát thọ thì vạn thọ vô cương. Ngược lại, đại vận xấu, hình xung khắc hại các chỗ yếu của mệnh cục thì đều xấu. Thông thường đại vận tốt mà lưu niên không tốt, đại vận không tốt mà lưu niên tốt là còn có cứu. Ngược lại, đại vận đã xấu, lưu niên cũng xấu là không có cứu. Nguyên lý của nó cũng giống như khi dự đoán Tứ trụ và tuế vạn phải kết hợp với tướng mặt, tướng tay và khí sắc cuối cùng mới dám kết luận.

Điểm chính để dự đoán phú quý cát thọ và nghèo hèn hung yểu là: 

Giàu: nhật chủ mạnh, tài tinh là dụng thần, tài tinh càng vượng càng giàu. Nhật chủ yếu, tỉ kiếp là dụng thần. Tỷ kiếp càng vượng càng giàu.

Sang: nhật chủ nhược, quan sát là dụng thần. Quan sát càng vượng càng sang.

Nhật chủ nhược, ấn tinh là dụng thần. Ấn tinh càng vượng càng sang.

Cát: nhật chủ mạnh, cái áp chế, làm hao tổn, xì hơi nhật chủ là dụng thần. Dụng thần được sinh vượng thì càng tốt.

Nhật chủ nhược, cái sinh phù nhật chủ là dụng thần. Dụng thần được sinh vượng thì càng cát.

Thọ: nhật chủ mạnh, thực thương là dụng thần. Thực thương càng vượng càng thọ.

Nhật chủ nhược, ấn tinh là dụng thần. Ấn tinh càng vượng càng thọ.

Nghèo: Nhật chủ mệnh, tỷ kiếp là kỵ thần. Kỵ thần càng vượng càng nghèo.

Nhật chủ nhược, tài tinh là kỵ thần. Tài tinh càng vượng càng nghèo. Hèn: nhật chủ mạnh, ấn tinh là kỵ thần. Ấn tinh càng vượng càng hèn. Nhật chủ nhược, quan sát là kỵ thần. Quan sát càng vượng càng hèn.

Hung: nhật chủ mạnh, cái sinh phù là kỵ thần. Kỵ thần càng vượng càng hung.

Nhật chủ nhược, cái khắc, xì hơi, hao tổn nhật chủ là kỵ thần. Kỵ thần càng vượng càng hung.

Yểu: nhật chủ mạnh, ấn tinh là kỵ thần. Ấn tinh càng vượng càng yểu.

Nhật chủ nhược, thực thương là kỵ thần. Thương thực càng vượng càng yểu.

Những kết luận trên đây là chọn lọc những cổ kim tinh hoa, là kết tinh từ thực tiễn, xin giới thiệu để độc giả nắm được vấn đề.

 

0/5 (0 Reviews)