Hỷ, Kỵ Của Dụng Thần

Hy Ky Cua Dung Than

Hỷ, Kỵ của Dụng Thần

Mệnh cục của Tứ trụ lấy dụng thần làm hạt nhân. Dụng thần kiện toàn, có lực hay không ảnh hưởng đến cả cuộc đời. Dụng thần có tác dụng bổ cứu hay không ảnh hưởng đến các vấn của cả đời người. Cho nên dụng thần không những không thể bị tổn thương mà còn phải được sinh trợ mới tốt.

Khi lực dụng thần không đủ, trong Tứ trụ có cái sinh trợ cho dụng thần, hoặc những cái hình, xung, khắc, hại để hóa mất hung thần, chế áp hung thần, hợp mất hung thần thì đó là sự cứu ứng cho dụng thần. Đối với những Tứ trụ khuyết thiếu dụng thần thì hỉ thân của Tứ trụ sẽ có tác dụng như cây khô gặp mùa xuân, mầm non được tưới tắm. Mối quan hệ cứu ứng chặt chẽ như môi với răng, nó có vai trò bổ trợ và cứu ứng cho dụng thần. Đối với những Tứ trụ mà ngũ hành của mệnh cục sinh vượng, dụng thần có lực thì người đó sẽ phú quý đều đều là chắc chắn, cho dù chức cao cũng không bị họa lớn, đường thanh vẫn bằng phẳng đi lên. Đó là mệnh phú quý chân chính. Có người tuy sự phú quý không đến mức tướng soái nhưng cũng là bậc phú hào, hoặc quan đứng đầu một vùng, cuộc đời bằng phẳng, không gặp những thất bại lớn. Song loại Tứ trụ này rất ít gặp. Cho nên, việc tìm đúng dụng thần cho Tứ trụ là rất quan trọng. Tìm được dụng thần thì^ hỉ thần cũng dễ nhận ra. Còn muốn biết mức độ dụng thần sinh phù hay khắc chế hung thần được bao nhiêu thì còn phải xem dụng thần có lực hay không. Những mệnh cục không có dụng thần, tất nhiên hỉ thần phải gánh vác trọng trách của dụng thần. Song sức đảm đương của nó yếu hơn so với dụng thần trong trọng trách cân bằng cho Tứ trụ. Ngoài ra còn phải dùng đến sự bổ cứu của tuế vận để bổ sung.

Hung thần sẽ là kỵ thần khi nó hình xung khắc hại hoặc hợp mất dụng thần, hoặc làm tổn hại hỉ thần. Kỵ thần trong mệnh cục gây tai họa càng lớn khi gặp tuế vận, đồng thời dụng thần tuy xuất hiện nhưng vô lực. Nếu bị thân trong mệnh cục xuất hiện có lực thì sự khắc hại của nó đối với dụng thần còn lớn gấp bội. Tứ trụ như thế không tốt.

Menh Phu Quy Chan Chinh

Đối với những Tứ trụ mà ngũ hành của mệnh cục sinh vượng, dụng thần có lực thì người đó sẽ phú quý đều đều là chắc chắn

Hỷ, kỵ của dụng thần chủ về các việc

Chính quan hoặc thiên quan là hỉ của dụng thần: được quý nhân cất nhắc, thăng quan tiến chức, thi đỗ đạt, trúng tuyển bầu cử, uy quyền tăng rõ rệt.

Chính quan hoặc thiên quan là vị thần: hình khắc quan phu, dễ bị tù ngục, danh dự tổn thất, bị khống chế, liên lụy.

Chính, hoặc thiên ấn là hỷ của dụng thần: công thành danh toại, lên chức được quyền, học thuật tiến bộ, thi cử đỗ đạt.

Chính ẩn hoặc thiện ấn là bị thần: thân thể mệt mỏi, mất chức mất quyền, danh tự tổn thất, thi hỏng, v.v… Ngang vai hoặc tiếp tài là hủ của dụng thần: được lợi, được của, được tay chân giúp sức, đường tình duyên hôn nhân tốt đẹp, bệnh tật mau lành.

Là bị thần: có tổn thất về thể tài, không có lợi cho tình phụ tử, anh em bất hòa, bạn bè gây cản trở.

Thực thần hoặc thương quan là hỉ của dụng thần: gặp tin mừng, thêm con cháu, thêm tuổi thọ, cháu con vinh hiển, tài hoa phát triển, chức lộc đều đạt.

Là bị thần: Con cháu gây liên lụy cản trở, thân nhược, bệnh nhiều, giáng chức, mất chức, học hành dở dang, thất nghiệp.

Chính tài hoặc thiên tài là hỉ của dụng thần: hôn nhân thuận lợi, tài lợi đều được, được hưởng âm đức cha mẹ ông bà, vợ con giúp đỡ, sự nghiệp mở mang.

Là bị thần: tài nhiều thân nhược, không được sự giúp đỡ của cha mẹ vợ con, làm ăn quẫn bức, được không bằng mất. Trong Tứ trụ chính quan, chính ấn, chính tài, thực thần là cát thần, nhưng nếu tổ hợp không tốt hoặc gặp suy, bệnh, tử, tuyệt… thì cũng không tốt. Ngược lại thượng quan, thiên ấn, thiên tài, thất sát, tỷ kiếp là thần phá hại, nhưng nếu tổ hợp được tốt thì có thể bổ cứu những chỗ xấu nên vẫn là tốt. Cho nên hỷ thần, kỵ thần là căn cứ vào sự tổ hợp Tứ trụ của mỗi người khác nhau để mà xác định.

Dụng thần là then chốt để trung hòa, cân bằng cho mệnh cục, là chuẩn tắc để phán đoán cát hung, họa phúc của Tứ trụ. Chức năng của nó là hạn chế cái mạnh, phù trợ cái yếu, khiến cho ngũ hành quá vượng được áp chế, xì hơi, hao tán, ngũ hành yếu được sinh phù, làm cho sự mạnh yếu, vượng suy, hàn ổn của các ngũ hành hướng tới trung hòa, cân bằng, làm cho chúng không bị thái quá hoặc bất cập.

Dung Than La The Chot De Trung Hoa

Dụng thần là then chốt để trung hòa, cân bằng cho mệnh cục

Phương pháp chọn dụng thần cho Tứ trụ

Phương pháp chọn dụng thần cho Tứ trụ không ngoài ba nguyên tắc: sinh phù, hoặc áp chế; làm cho thông suốt (thông quan); điều hầu.

. 1. Sinh phù, áp chế Nhật can là một trong mười phần. Trụ ngày lấy trung hòa, cân bằng làm chính, nếu thái quá hay bất cập đều là mệnh cục không tốt. Phù trợ tức chỉ cái sinh ra tôi, là ấn tinh phụ trợ cho tôi và tỉ kiếp của tội phù trợ tôi. Mệnh cục như thế là hướng tới sự bình hòa. Áp chế là nói quan tinh khắc tôi, áp chế tôi, thực thần làm xì hơi tôi, tài tinh làm hao tổn tôi.

Trụ ngày suy nhược thì mệnh cục cần được phù trợ. Căn cứ vào có bao nhiêu kị thần để chọn dụng thần.

Tứ trụ nhật can nhược, nhiều quan sát: lấy ấn tinh làm dụng thần để xì hơi quan sát, tinh thần cho tôi. Nếu không có ấn tinh thì lấy tỉ kiếp làm dụng thần, làm hao tổn tài để sinh thân cho tôi.

Tứ trụ nhật can nhược, nhiều tài tinh: lấy tỉ kiếp làm dụng thần để áp chế tài tinh, trợ giúp tôi. Nếu không có tỉ kiếp thì lấy ấn tinh làm dụng thần, làm hao tổn tài để sinh thân cho tôi.

Tứ trụ nhật can nhược, nhiều thực thương: lấy ấn tinh làm dụng thần để áp chế thực thương, sinh thân cho tôi. Nếu không có ấn tinh thì lấy tỉ kiếp làm dụng thần để trợ thần bổ cứu bị xì hơi.

Trụ ngày cường vượng, khi mệnh cục cần áp chế làm hao tổn, làm XÌ hơi cũng căn cứ kỵ thần bao nhiêu để chọn dụng thần.

Trụ ngày tượng, nhiều ấn tinh: lấy tài tinh làm dụng thần để áp chế ấn tinh, làm hao tổn thân. Nếu không có tài tinh thì lấy quan sát làm dụng thần, áp chế thân; hoặc lấy thực thương làm dụng thần để xì hơi bản thân, làm hao tổn ấn.

Trụ ngày tượng, nhiều tỷ kiếp: lấy quan sát làm dụng thần, áp chế tỷ kiếp, áp chế thân vượng. Nếu không có quan sát thì lấy thực thương làm dụng thần để xì hơi tỉ kiếp, xì hơi thân vượng. Nếu không có cả hai thì lấy tài tinh làm dụng thần để làm hao tổn tỉ kiếp, hao tổn thân vượng.

  1. Làm sao cho thông suốt (thông quan) Khi hai loại ngũ hành trong mệnh cục đối lập nhau, thế lực đối địch ngang nhau thì hai cái đều tổn thất, đó cũng là mệnh cục có bệnh. Chọn một ngũ hành khác để khiến cho hai ngũ hành đó sinh hóa bình thường cho nhau thì khí thế của mệnh cục được lưu thông, như thể gọi là làm cho thông suốt.

Hỏa kim tương tranh, lấy thể làm dụng thần để thông quan. Mộc thể tương tranh, lấy hóa làm dụng thần để thông quan. Thủy hỏa tương tranh, lấy mộc làm dụng thần để thông quan. Kim mộc tương tranh, lấy thủy làm dụng thần để thông quan. Thổ thủy tương tranh, lấy kim làm dụng thần để thông quan. Ví dụ: thủy là hỏa không dung hòa nhau thì lấy mộc làm dụng thần. Mộc sẽ làm xì hơi thủy, sinh hỏa, tính liên tục của ngũ hành được bảo đảm nên tương sinh, còn bị cách ngôi là tương khắc. Nay hóa sự vô tình thành hữu tình, hóa sự đối địch thành bạn hữu, vẫn là nhờ công của dụng thần mà được.

Nguyen Tac Chon Dung Than Cho Tu Tru

Phương pháp chọn dụng thần cho Tứ trụ không ngoài ba nguyên tắc: sinh phù, hoặc áp chế; làm cho thông suốt (thông quan); điều hầu

  1. Điều hầu Đạo trời có ấm lạnh, đạo đất có khô ẩm, người là khí của trời đất nên chịu ảnh hưởng rõ ràng của quy luật ấy. Người lấy ngày sinh làm chủ, lệnh tháng làm đề cương. Dựa vào ngũ hành của nhật can và chi tháng để bạn đến sự ấm lạnh, khô, ẩm của mệnh cục. Lạnh quá thì dùng thuốc nhiệt, nóng quá thì dùng thuốc hàn, khiến cho nó thích hợp gọi là điều hầu.

Người sinh tháng hạ, cho dù ngũ hành can ngày là gì, vì ấm quá nên táo (khô) nhiều, Tứ trụ không tránh khỏi phải dùng hàn thấp là hành thủy để điều hầu.

Người sinh tháng đông, cho dù ngũ hành can ngày là gì vẫn bị hàn thấp mạnh, nên Tứ trụ không khỏi phải điều hầu bằng ôn táo là hành hỏa.

Người sinh vào mùa xuân hoặc mùa thu thì hàn ôn, táo thấp vừa phải, nên không nhất định phải điều hầu bằng thủy hỏa, mà chỉ cần xét sự sinh khắc chế hóa giữa các ngũ hành trong Tứ trụ là được.

Ví dụ: can ngày là canh kim, sinh vào tháng đông, không có hỏa ấm thì sẽ rơi vào kim hàn, thủy lạnh. Canh chủ về gân cốt, gân cốt ở tử địa, khí huyết không thông mà sinh bệnh tật, thậm chí dẫn đến tàn tật. Nếu trong Tứ trụ không có hỏa là thiếu điều hầu. Thiếu thì phải bổ. Nếu bổ cứu được thì vẫn hanh thông, đến đất hóa phương nam là người có được bổ cứu, không những có lợi cho thân thể mà đối với vận mệnh cũng sẽ tốt hơn. Đó là một cách giải nạn.

Người sinh vào cuối bốn mùa cũng có sự phân biệt về hàn, ôn, táo, thấp. | Sự hưng vượng của ngũ hành là có thời gian nhất định. Chỉ cần thổ ở trung ương quán xuyến của tám phương, không cố định ở một phương nào, đó là trước lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông, mỗi hành vượng mười tám ngày.

Mục dưới đây sẽ giới thiệu tỉ mỉ về sự ứng dụng bổ cứu của dụng thần trên cơ sở sự sinh khắc chế hóa của các ngũ hành và của mười thân.

 

0/5 (0 Reviews)