Buông bỏ và quay về với chính mình
Để đạt được cảm giác thật sự về sự toại nguyện đắc ý, chúng ta phải “buông bỏ” bất kỳ ý tưởng nào đã hình thành trước đây về việc chúng ta là ai, phải kiếm tiền ra sao và nên tiêu xài nó như thế nào. Tôi không có ý nói chúng ta phải để tóc dài, đeo chuỗi hạt và dời đến sống trong một cộng đồng nào đó. Điều đó chỉ có nghĩa chúng ta đang bám víu vào một cái nhìn bên ngoài khác nữa về cách chúng ta được nghĩ ra sao, mà không phải một sự nối kết với những gì đúng đắn cho chúng ta.
Quản lý thời gian và hiểu rõ bản thân giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn
Việc trở thành một người tiêu dùng có tính toán không chỉ đòi hỏi người ta phải tìm ra được những món có giá Thời nhất và thu thập các phiếu thưởng mua sắm hàng tuần mà tùy thuộc vào việc bạn phải biết mình thật sự muốn gì cũng như đầu tư thời gian và công sức cần thiết cho việc đạt được ước muốn đó.
Tôi được nghe nói rằng việc biết lập kế hoạch tiết kiệm công sức mà chúng ta sẽ bỏ ra cho việc theo đuổi mục tiêu nhiều gấp mười lần, nhưng theo tôi nghĩ, tỉ lệ đó thật ra còn cao hơn thế nữa.
Dành thời giờ cho cuộc quán xét nội tâm hết sức quan trọng này có thể tiết kiệm đến cả ngàn lần, và thậm chí đến cả hàng triệu lần công sức và thời gian đã đầu tư. Cứ tính như thế này: Hầu hết chúng ta chi ra ít nhất cũng bốn mươi giờ một tuần, tức 50% khoảng thời gian thức của mình, cho công việc.
Hãy so sánh thời gian này với thời gian chúng ta dành để hoạch định con đường sự nghiệp. Một giờ một tuần? Có thể là không. Hầu hết người ta thường nói mình “không có thời gian”. Mười phút? Một phút? Cuộc sống hối hả khiến chúng ta hiếm khi chịu suy nghĩ điều gì là quan trọng nhất. Chúng ta dành hàng trăm ngàn giờ trong cuộc đời cho công việc, nhưng lại dành chưa đầy 10% con số đó cho việc làm rõ cũng như xác định xem những gì là quan trọng nhất đối với chúng ta.
Mua cà phê hay trà bánh trong lúc vội vã có thể khiến bạn chi nhiều tiền và nghèo
Khi bận rộn, chúng ta thường lãng phí tiền nhiều nhất. Khi trên đường hối hả đi đến một cuộc họp quan trọng, bạn có thể không bận tâm đến việc phải mua một cái bánh xăng uých hay cần một thức uống nhanh tạo phấn chấn để trải qua cho hết ngày? Bạn có thể không nghĩ rằng mình đang bỏ ra một số tiền cho một tách cà phê đơn giản. Mệt mỏi sau một ngày làm việc dài ư?
Chẳng có gì sai trong chuyện tự thết đãi cho mình một tách cà phê, một món ăn trưa hấp dẫn, hay một bữa ăn nhanh. Nhưng khi mua sắm trong lúc vội vã và liều lĩnh, cảm giác mãn nguyện thường rất ít. Càng vội vàng chúng ta càng ít cảm thấy vững chắc và trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào các hàng hóa và dịch vụ bên ngoài. Do đó, chúng ta có thể chi rất nhiều tiền và vẫn nghèo.
Ngôi đền xấu hổ và những cảm xúc khác
Cảm giác chính là năng lượng. Chúng là sức mạnh của khí khi nó chảy trong cơ thể. Càng có nhiều năng lượng, chúng ta càng nghiệm được nhiều cảm giác hơn. Đấy là lý do tại sao người ta thường bất lực, khốn đốn và nghèo nàn trong cuộc sống của mình; đồng thời cố gắng để tránh né những cảm xúc thật của mình.
Một điều gì đó xảy ra trong cuộc sống, và chúng ta phản ứng lại. Thay vì thế, chúng ta lại trấn áp các cảm xúc của mình và hành động “thật nhẹ nhàng”. Năng lượng của chúng ta bị cản trở, cho đến khi chẳng còn nhận ra được chính mình nữa.
Sự xấu hổ, nỗi sợ, sự bẽ mặt, giận dữ, căm ghét, lòng ghen ghét đố kỵ, sự bất mãn, tất cả đều là phản ứng tự nhiên trước những biến cố mà chúng ta gặp phải. Nhưng bạn có vui khi thấy chúng được nêu ra trong đoạn sách này hay không?
Cảm xúc là nguồn năng lượng cho cuộc sống
Nếu không có những cảm xúc, chúng ta không biết mình là ai và cần phải làm gì. Chúng ta trở nên thụ động, thờ ơ và thường là nghèo nàn về tinh thần. Chúng ta muốn mọi người nghĩ rằng mọi chuyện đều ổn, trong khi chúng ta thường cảm thấy ngược lại. Vấn nạn đối với cảm xúc không phải là vì chúng ta có nó, mà vì chúng ta không chịu lắng nghe nó. Các cảm xúc không chỉ là một phần tự nhiên của chúng ta mà còn hết sức cần thiết nữa. Nếu không có những cảm xúc, chúng ta phải dùng cái gì để dẫn dắt mình đi trên cõi đời này?
Một trong những lý do quan trọng khiến chúng ta gạt sang bên các cảm xúc của mình chính là niềm tin rằng những cảm xúc nào đó là “xấu”. Giận dữ? Không phải tôi! Ghen ghét, đố kỵ ư? Chưa bao giờ. Và hằn thù… nó là điều gì đó mà chúng ta chưa bao giờ cảm thấy… là đúng cả?
Trong các phần dưới đây tôi sẽ khảo sát một số cảm xúc ít được đón nhận nhất và khám phá các thông điệp mà chúng gửi gắm xem có thể giúp ích ra sao cho cuộc hành trình thường nhật của chúng ta để hướng đến sự giàu sang và toại ý.
Xấu hổ
Khi cảm thấy mình không đúng về một điều gì đó, chúng ta cảm thấy xấu hổ. Rủi thay, nhiều người cũng được dạy dỗ phải biết cảm thấy xấu hổ với cả những thứ thiên phú quý giá nhất của mình: tính dục, tình yêu và sự rộng lượng. Trớ trêu thay, trong nền văn hóa duy vật chất này, chúng ta lại đang được dạy dỗ phải biết xấu hổ về ước muốn đối với đồng tiền!
Xấu hổ trong nền văn hóa duy vật chất
Nhưng, có một sự xấu hổ tự nhiên bộc lộ mỗi khi chúng ta sống không đúng với các tiêu chuẩn đạo đức trong lòng mình. Nếu ký một chi phiếu đã hết tiền bảo chứng, rồi nhận nó lại: Bạn không cảm thấy xấu hổ sao? Nếu bạn đi làm trễ và dành hết cả ngày hôm đó để lẩn tránh ông sếp, thái độ tránh né này chính là dấu hiệu của sự xấu hổ. Bằng cách phân biệt giữa sự xấu hổ tự nhiên và tội lỗi đang áp đặt, chúng ta tạo được mối liên kết quan trọng với các tiêu chuẩn riêng của mình.
“Sự xấu hổ của tôi”
Hãy kể ra một danh sách khoảng mười lần khi bạn thấy xấu hổ cho mối quan hệ của bạn với đồng tiền. Mục đích không phải để bạn cảm thấy tồi tệ hơn, mà là để làm sáng tỏ các bài học về những cảm xúc của mình, để có thể tạo ra một cuộc sống phù hợp với bạn. “Mười lần tôi cảm thấy xấu hổ cho mối quan hệ của tôi với đồng tiền là…”.
Giận dữ
Một trong những cảm xúc rất được chuộng trong phòng khám bệnh. Và vì một lý do rất hay: Giận dữ là nguồn gốc của hầu hết các rối loạn trong lòng. Nó có thể bày tỏ thành tâm trạng thất vọng, sự bất mãn, sự căm ghét, cơn thịnh nộ. Giận dữ là tiếng nói nội tâm, “Không, điều này không ổn cho tôi chút nào!”. Nhưng khi dập tắt nó và tự nhủ rằng mình chẳng biết điều” chút nào, hay sẽ chẳng có ai thích giận dữ, chúng ta đang bắt đầu lạc lối.
Giận dữ là tiếng nói nội tâm
Theo kinh nghiệm của tôi, thái độ giận dữ thường liên quan đến những kinh nghiệm sâu xa về các cảm xúc trong quá khứ. Nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta phớt lời các cảm xúc hiện tại. Bằng cách biết chú ý đến sự giận dữ của mình, năng lượng của chúng ta sẽ vẫn giữ được sự tự do, trong sáng và có thể bắt đầu sử dụng nó theo hướng mang tính xây dựng hơn.
“Sự giận dữ của tôi”
Hãy kể ra mười lần bạn thấy giận dữ. Có thể đó là việc bạn cảm thấy mình nhận được ít lượng thấp hay một khách hàng đã không chịu trả tiền đúng hẹn. Sự giận giữ với ông chủ, với khách hàng, với bố mẹ hoặc với chồng vợ bạn… Hãy thừa nhận những cảm xúc này, và sử dụng năng lượng đó theo hướng tích cực, có tính xây dựng, nếu không bạn sẽ kết thúc trong cảnh tạo điều kiện cho nó chống lại chính bạn và sự giàu sang của bạn. “Mười lần mà tôi cảm thấy nổi giận cho mối quan hệ của tôi với đồng tiền là…”.
Sự ganh tỵ
Ganh tỵ là động lực để đạt điều mình muốn
Là một trong những cảm xúc ưa chuộng của tôi, bởi nó, chúng làm cho ta có cảm giác về con người mà chúng ta đang muốn trở thành. Bất cứ khi nào bạn ganh tỵ với ai đó, bạn đang nhìn thấy điều mà bạn mong muốn có cho mình. Ước muốn đó có thể mang tính vật chất (“Ước gì tôi có được chiếc xe giống như của anh ta”), hay mang tính chất trừu tượng (“Ước gì tôi tự tin trong các bữa tiệc như họ”).
Chúng ta có những vấn nạn đối với sự ganh tỵ là do các niềm tin hạn hẹp liên quan đến việc nghĩ mình có được những gì. Nếu thật sự tin rằng mình có thể đạt được những gì người khác đang có, chúng ta sẽ không phủ nhận chúng lẫn cơ hội để có được như người khác.
“Sự ganh tỵ của tôi”
Hãy mô tả những tình huống khiến bạn nổi lòng đố kỵ, ganh ghét. Hãy kể thật chi tiết sự ganh tỵ của mình. Nếu muốn Sống như ngôi sao điện ảnh mình yêu thích, hãy viết điều đó ra, và mô tả những gì đưa bạn đến các cảm giác như vậy. Bạn sẽ phải dành thời giờ để hình dung sự nhận dạng này có liên quan đến cái gì và làm cách nào để thể hiện nó trong cuộc sống của bạn. “Mười người hoặc tình huống khiến tôi hết sức ghen tỵ, và tại sao tôi cảm thấy như vậy…”.
Những tước đoạt nho nhỏ
Kiếm được nhiều tiền hơn nữa không nhất thiết sẽ khắc phục được vấn nạn về tài chính của bạn. Thật ra, trách nhiệm thường gia tăng theo sự leo thang về mặt địa vị tài chính.
Giải pháp cho sự bế tắc về tài chính thường nằm ở cách chúng ta sử dụng đồng tiền đang có, chứ không phải việc kiếm được bao nhiêu tiền. Những người gặp khó khăn về tài chính thường có sự rò rỉ về tiền bạc do thiếu kiểm soát hay thiếu nhận thức về chuyện chi tiêu của mình. Điều này tạo nên cảm giác thờ ơ, dẫn đến sự hoang phí, nợ nần và bẽ mặt hơn nữa. Khi vòng luẩn quẩn này tiếp diễn, con người càng bất lực về tiền bạc lẫn cuộc sống nói chung.
Hầu hết người ta đối xử với các con thú cưng còn tốt hơn là đối xử với tiền bạc của mình. Liệu bạn có thể tưởng tượng ra cảnh bỏ đói con thú cưng của mình suốt mấy ngày liền hay không quan tâm đến nhu cầu của nó không? Tôi không có ý chống lại những người bênh vực động vật, nhưng cuộc sống của chúng ta không phụ thuộc vào chúng. Sự sống còn của chúng ta phụ thuộc vào tài chính và cần xem xét nghiêm túc cách chúng ta đối xử với nó như thế nào.
Thiếu thoải mái với chính bản thân mình
Bạn thường xuyên phải đối diện với quyết định về cách kiếm tiền, tiết kiệm, và chi tiêu ra sao. Những chọn lựa này không thể mang tính chất tùy hứng; chúng chỉ ra mối quan hệ của bạn với chính bản thân mình. Khi thoải mái với bản thân và các ước muốn, bạn sẽ mang lại sức mạnh về mặt tài chính cho những giấc mơ của mình. Còn bất kỳ sự bực dọc lo lắng nào trong lòng cuối cùng cũng đều hiện rõ qua lượng tiền mặt đang có sẵn trong tay bạn.
Ví dụ điển hình về thái độ thiếu thoải mái đối với bản thân mình chính là điều mà tôi gọi là “những tước đoạt nho nhỏ”. Nó giống như những lỗi lầm nhỏ nhặt mà chúng ta đang phạm phải với bản thân mình. Bất cứ khi nào chúng ta tránh né một khoản chi tiêu nho nhỏ có thể đáp ứng được nhu cầu của mình, đó đều là một dạng của sự tự xao lãng đối với bản thân.
Đừng tước đoạt những mong muốn nho nhỏ của bản thân
Chúng ta thường lẫn lộn giữa chuyện hy sinh với việc quản lý tiền bạc. Việc hoạch định tài chính bao hàm sự định ra mục tiêu và tìm ra những phương cách sáng tạo để đạt được những mong muốn bằng số tiền bạn đang có. Sự tước đoạt có liên quan đến chuyện trừng phạt: bỏ rơi bản thân mình một cách có chủ ý vì những lý do chẳng liên quan gì đến tiền nong. Và chừng nào bạn còn tước đoạt bản thân mình, chừng ấy bạn vẫn không thể trở nên giàu sang được.
Không phải những tước đoạt nhỏ chỉ xảy ra trong chuyện mua sắm. Chúng ta gây ra cảnh xao lãng với bản thân mình bằng nhiều cách, tất cả đều nhân danh tinh thần sống khắc kỷ, hay vì lý do quá bận rộn, hoặc có quá nhiều chuyện quan trọng hơn là dành thời giờ cho bản thân mình. Ngủ ít, ăn vội vàng, phát minh thêm cách để sử dụng thời gian của chúng ta còn nhiều hơn mức siêu nhân có thể làm được… nếu đây là dấu hiệu quan trọng, có lẽ tôi đã thất nghiệp!
“Hầu bao hối lỗi và những tước đoạt nho nhỏ”
Trong bài tập dưới đây, hãy trả lời các câu hỏi thật nhanh và không cần phải suy nghĩ gì nhiều. Hãy viết trả lời của bạn ngay lên trang sách này cũng được.
1. Về các đồ dùng cá nhân, tôi thường không còn để dùng
2. Nếu có nhiều tiền hơn, tôi sẽ tự đãi mình.
3. Dường như tôi chưa bao giờ có đủ
4. Tôi biết phải làm gì nếu không có.
5. Thứ mà tôi thích nhưng không cho phép mình có là
6. Vật tôi thật sự cần có giá chưa đến 5 đôla là
7. Vật khác tôi thật sự cần có giá chưa đến 25 đôla là
8. Thứ khiến tôi vui vẻ, thích thú nhưng không cho phép mình có là
9. Tôi chưa bao giờ chưa đủ trong tủ chạn của mình
10. Thứ tốt cho sức khỏe mà tôi sẽ không mua cho mình là
Bạn có thể để ý thấy rằng phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, những thứ bạn kể ra đều có giá rất rẻ, nhưng lại rất đáng yêu. Bạn sẽ tước đi của trẻ những đồ vật khiến chúng thấy vui hay khỏe mạnh chăng? Thế thì, tại sao bạn lại tước đoạt của chính mình? Một khẩu hiệu bạn có thể áp dụng cho suốt chương trình trong sách này là “Hãy tử tế với bản thân mình”. Chỉ khi bạn biết mình thật sự quí giá ra sao, bạn mới đối xử tốt hơn với bản thân mình.
Nếu bạn sống với thái độ tự tước đoạt đối với bản thân mình, chẳng có thu nhập nào làm vơi được sự thiếu công bằng của bạn đối với bản thân. Bạn sẽ luôn tìm được cách để cảm thấy bị trừng phạt, thiếu thốn, bị lãng quên. Khi sẵn sàng sửa chữa, hãy chọn vật gì đó trong danh sách đã kể ở trên và tặng nó cho bản thân mình trong tuần này. Bạn sẽ ngạc nhiên trước việc nó làm thay đổi ra sao cuộc sống của bạn.
Tiết kiệm cuộc sống
Chăm sóc những nhu cầu trước mắt không phải là cách duy nhất để bạn cảm thấy được yêu thương và thoải mái. Tài khoản tiết kiệm nói lên mức độ đầu tư của bạn cho bản thân mình. Nếu bạn không biết tiết kiệm, điều đó cho thấy bạn không gắn bó với những nhu cầu về lâu dài của mình. Và điều đó gây tổn thương trên nhiều phương diện.
Có vài điều sẽ khiến bạn cảm thấy an toàn hơn cả tiền bạc trong ngân hàng. Nó chẳng phải nhiều lắm, nhưng cũng đủ giúp bạn ngon giấc vào ban đêm. Tạo lập phong thủy cho phòng ngủ có ích gì nếu bạn đang quá hãi hùng cho tương lai của mình đến độ chẳng thể nào chợp mắt được?
Tiền tiết kiệm giúp cuộc sống của bạn thoải mái hơn
Nhiệm vụ của các ngân hàng chẳng phải làm cho bạn cảm thấy an toàn; công việc đó là của bạn. Bất kỳ điều gì bạn làm để đảm bảo cho một tương lai tốt đẹp hơn cũng đều khiến bạn trở nên thoải mái hơn.
Nhưng nếu tài khoản của bạn vẫn là con số không cho đến khi bạn trả được hết nợ, bạn có thể cảm thấy bất an trong suốt cả một thời gian rất dài.
Bạn cần phải có một tài khoản tiết kiệm phòng khi khẩn cấp, như thất nghiệp, hay những ốm đau, bệnh tật, gặp rủi ro. Hầu hết các chuyên gia hoạch định tài chính đều khuyên nên dành một khoản tiền tương đương với ít nhất sáu tháng lương vào tài khoản sinh lãi. Có thể bạn sẽ không kiếm được nhiều lãi từ khoản tiền đó thật, nhưng bạn cần phải biết con số này đang có sẵn một khi bạn cần đến nó.
Nếu việc tiết kiệm tiền dường như là điều không thể có được hay không chắc sẽ có được trong tương lai gần, thì sau đây là một bài tập hữu dụng bạn có thể thử qua. Trước tiên, trong tuần này, bạn hãy đến ngân hàng và mở một tài khoản tiết kiệm. Nếu có thể tìm được ngân hàng có lãi suất cao một chút, điều đó rất tuyệt, nhưng cũng đừng nản nếu mức lãi suất chẳng được hấp dẫn cho lắm.
Sự thay đổi xảy ra
Bạn có quen với cảnh những đồng tiền xu dơ dáy nằm lăn lóc khắp các xó xỉnh trong nhà không? Nên làm gì chúng? Sau đây là một mẹo vặt đơn giản để bạn thấy khỏe khoắn, giàu có và khôn ngoan hơn.
Vào cuối mỗi ngày, hãy dốc hết trong túi áo quần lẫn ví (bóp) ra tất cả các đồng tiền lẻ rồi cho chúng vào một cái lọ lớn hay con heo đất và những vật đựng này tốt nhất nên đặt ở cung Tốn.
Trong ngày, bất cứ khi nào bạn mua sắm thứ gì, hãy trả bằng tiền giấy, và giữ tiền lẻ lại trong ví hay túi áo quần riêng nào đó, đợi đến tối sẽ cho số tiền lẻ đó vào “kho”. Số tiền này giờ đây trở thành tài khoản tiết kiệm của bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy số tiền bỏ ống đó lớn lên nhanh chóng.
Tiết kiệm từ những tiền lẻ trong túi vào cuối ngày
Bạn có thể trang trí khu vực quanh cái “ngân hàng tiết kiệm” của mình bằng tranh ảnh những vật bạn mong muốn có được: một ngôi nhà đẹp, một chuyến du lịch, hay bất kỳ thứ gì nằm trong bảng danh sách ước muốn của bạn. Chỉ cần nhớ phải đảm bảo chắc rằng ngày nào bạn cũng có tiền lẻ, thậm chí có thể thực hiện Ba củng cố bí mật mỗi lần bạn cho chúng vào “ngân hàng” của mình.
Nếu bạn sợ mình bị cám dỗ đến nỗi phải lấy khoản tiền đó, hãy thử dùng một bình đựng nước trái cây loại lớn bên trên nắp chỉ có một cái khe nhỏ xíu. Vào cuối mỗi tháng, hãy tập hợp tất cả các lon đựng tiền xu của bạn lại, và ký gửi các khoản tiền đó thành một tài khoản mới ở ngân hàng.
Trong bất kỳ trường hợp nào, tài khoản tiết kiệm của bạn cũng sẽ lớn hơn rất nhiều so với khi bạn chẳng bao giờ sử dụng cách làm này. Đây là một cách rất vui để đầu tư cho tương lai và cho bản thân.