Phong Thủy Môi Trường – Năng Lượng Ảnh Hưởng Đến Ngôi Nhà Bạn

Phong Thuy Moi Truong Nang Luong Anh Huong Den Ngoi Nha Ban

Ngôi nhà bao bọc lấy bạn cũng giống như một cơ thể to lớn hơn. Nó ảnh hưởng đến việc bạn cảm thấy, cư xử, cũng như nhìn nhận về chính mình như thế nào. Ngay khi bước chân ra khỏi nhà vào mỗi ngày, bạn vẫn mang theo bên mình hình ảnh và sự rung động đó, đến bất cứ nơi nào bạn đang đến.

Trong phần này, chúng ta sẽ tập trung vào một lĩnh vực khác, liên quan đến ngôi nhà bạn, và tìm hiểu cách thức nó tác động đến tiềm năng tài lộc của bạn ra sao. Đa phần công việc sẽ nhắm vào môi trường của ngôi nhà bạn, nhưng các kỹ thuật này cũng hữu dụng không kém đối với khung cảnh văn phòng hoặc cơ sở kinh doanh. Hãy cố gắng thích ứng mỗi kỹ thuật cho phù hợp với nhu cầu của mình, và bạn sẽ ngạc nhiên trước những biến đổi.

Sơ đồ mặt bằng nhà

Bây giờ bạn sẽ phải phác ra được sơ đồ của ngôi nhà và sử dụng bản vẽ này để đánh giá cũng như thiết lập phong thủy cho ngôi nhà bạn.

Nếu đã có sẵn bản vẽ sơ đồ ngôi nhà, bạn có thể bỏ qua phần việc này và vui vẻ với sự may mắn của mình. Còn nếu chưa, bạn cần phải có một tờ giấy vẽ thật lớn, một bút chì đậm và một cuộn thước đo.

  1. Hãy dành ra một khoảng thời gian thật yên tĩnh trong ngày và vẽ sơ đồ mặt bằng cơ bản của ngôi nhà bạn. Bởi bạn sẽ sử dụng sơ đồ này cho toàn bộ phương pháp “Phong thủy môi trường – Năng lượng ảnh hưởng đến ngôi nhà”, nên bạn phải chắc chắn bản vẽ rõ ràng và có tỉ lệ hợp lý.
  2. Hãy bắt đầu từ của chính (của cái) của nhà bạn, rồi đo kích thước của từng phòng. Hãy đánh dấu vị trí của lối vào, cửa sổ, và tủ hay bàn ghế quan trọng. Hãy cố gắng thực hiện sao cho mọi thứ có được tỉ lệ thích hợp và thể hiện được kích cỡ tương quan của các phòng.
  3. Sau khi hoàn tất, bạn sẽ có một tấm bản đồ chỉ đường dùng cho chuyến hành trình phong thủy của bạn để hướng đến sự thịnh vượng. Hãy gấp nó lại và đặt vào chỗ thật an toàn trong quyển Sổ tay tài lộc của bạn, nơi bạn có thể thường xuyên xem lại nó một cách thuận tiện khi thực hiện phương pháp này.

Nhìn vào máy ảnh và nói “khí!”

Nền tảng của phong thủy là một năng lượng có tên gọi “khí”. Tiếng Trung Quốc có nghĩa là “sinh khí” (hay năng lượng của sự sống). Trong triết học phương Đông, năng lượng của khí là thành tố của vạn sự vạn vật mà chúng ta cảm nhận được.

Khi năng lượng khí lưu chuyển tự do khắp cơ thể một người, kết quả sẽ là sự kháng kiện và dồi dào sinh lực. Bạn có thể cảm nhận được điều này sau một bài tập thể dục, hay thậm chí sau một ngày trên bãi biển. Các bài tập luyện thể dục của người châu Á như khí công và thái cực quyền làm khai mở cấu trúc kinh lạc, khiến năng lượng khí có thể lưu chuyển và dễ dàng làm cho bạn hưng phấn hơn.

Cam Nhan Duoc Sinh Khi Khi Tap The Duc

Cảm nhận được khí sau khi tập bài tập thể dục

Nếu khí bị bế tại bất kỳ nơi nào trong cơ thể, sức khỏe không chỉ bị ảnh hưởng tại khu vực đó, mà còn tại bất kỳ điểm nào có liên quan đến nó theo cấu trúc kinh lạc. Bất kỳ ai từng biết qua châm cứu cũng đều quen thuộc với cách chẩn bệnh này. Bạn bị nhức đầu? Hãy thử kích thích vào một điểm nằm trên chân bạn.

Phong thủy cũng sử dụng cách tiếp cận tương tự khi tác động tới môi trường; điều đó cũng giống như công việc châm cứu cho ngôi nhà bạn. Bởi năng lượng khí là nền tảng của thực tại hữu hình, nên các vấn đề sẽ xảy ra khi năng lượng đó bị bế hay ngưng trệ trong môi trường, y như chuyện xảy ra trong cơ thể bạn. Y sĩ châm cứu sẽ dùng kim để thúc đẩy sự lưu thông của khí trong cơ thể, trong khi nhà phong thủy dùng các giải pháp khác để làm dịch chuyển khí bế trệ cũng như tạo ra một dòng khí tích cực lưu chuyển trong không gian. Với những kỹ thuật đơn giản, bạn có thể tạo ra được dòng khí này trong ngôi nhà hay văn phòng của mình, biến nó trở thành một môi trường lành mạnh, tràn đầy sức sống và thịnh vượng.

Bát quái: Bản đồ cổ về khí

Các nhà phong thủy sử dụng một mô hình cổ có tên là Bát quái để chỉ cho bạn cách tạo khí lưu chuyển trong không gian như thế nào và nó ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn ra sao. Bát quái là một đồ hình tám cạnh tương ứng với tám lĩnh vực của kinh nghiệm thường nhật. Nếu khí không thông ở phần nào đó trong không gian, lĩnh vực tương ứng trong cuộc sống của bạn cũng bị ảnh hưởng. Thế nhưng, nếu bạn tạo ra được dòng khí lưu chuyển tích cực trong khu vực đó, bạn có thể mong chờ những lợi ích tích cực và tuyệt diệu.

Đồ hình dưới đây là một bát quái phong thủy. Biểu tượng nằm ở giữa tượng trưng cho cặp đôi nhau trong cuộc sống, âm và dương: tích cực/tiêu cực, nam/nữ, sáng/tối… Bằng cách quân bình các lĩnh vực của cuộc sống, chúng ta tạo ra một dòng chảy hòa hợp người ấm và dương, đồng thời còn tạo ra cảm giác cân bằng, vẻ thanh nhã và sự khang kiện. Khu vực chính giữa bát quái được gọi là thái cực, tương ứng với ý thức chung của bạn về sự an lạc và thịnh vượng.

vòng ngoài của thái cực, chúng ta thấy có tám lĩnh vực sinh hoạt trong cuộc sống, tương ứng với phong thủy trong không gian của bạn. Mỗi khu vực (mỗi cung) được gọi là một quái. Nếu bắt đầu từ dưới và đi theo chiều kim đồng hồ, bao gồm:

  1. KHẢM Nghề nghiệp và sứ mệnh bản thân
  2. CẤN Kiến thức và học vấn
  3. CHẤN Gia đình và gia đạo
  4. TỐN Của cải và sản nghiệp
  5. LI Danh tiếng và sự thừa nhận của xã hội
  6. KHÔN Quan hệ và hôn nhân
  7. ĐOÀI Con cái và sự sáng tạo
  8. KIÊN Thầy dạy và những người giúp đỡ

mỗi tuần trong chương trình này, chúng ta sẽ khảo sát, chẩn đoán và “chữa trị” cho từng lĩnh vực trong số tám lĩnh vực phong thủy nhằm thúc đẩy dòng chảy tích cực của năng lượng và tài lộc trong ngôi nhà bạn.

Đặt bát quái lên sơ đồ mặt bằng

Sau khi nắm được ý nghĩa của bát quái, bây giờ đã đến lúc chúng ta tìm hiểu xem nó có quan hệ đến không gian của bạn ra sao. Hãy lấy bản vẽ sơ đồ mặt bằng của ngôi nhà bạn và nhìn xem cửa cái (cửa chính) nằm ở đâu. Hãy đặt cạnh tờ giấy có đánh dấu vị trí của cái xuống phía dưới, sao cho cạnh giấy đó gần với bạn nhất.

Khi đặt bát quái lên một sơ đồ mặt bằng, cửa cái luôn luôn phải trùng vào một trong ba cung nằm bên dưới của đồ hình bát quái: hoặc trùng vào Cấn, hoặc Khảm, hoặc Kiền. Chẳng hạn, nếu cửa cái nhà bạn nằm phía dưới bên trái, nó sẽ trùng vào cung Cấn, tức cung Kiến thức. Nếu cửa ra vào nằm ở chính giữa, nó sẽ nằm ở vị trí của cung Khảm, tức cung Nghề nghiệp. Nếu cửa trước nhà bạn nằm ở phía dưới bên phải của tờ giấy, nó sẽ rơi vào cung Kiền, tức cung Người giúp đỡ. Mặc dù bạn không thường xuyên sử dụng cửa chính đi nữa, thì nó vẫn luôn luôn là yếu tố quyết định trong việc đặt bát quái, bởi đây là cách mà không gian đó được thiết kế.

Bất kể thiết kế thực tế của ngôi nhà như thế nào, bát quái vẫn luôn được vận dụng như thể một hình vuông gồm chín phần bằng nhau. Bởi phần lớn các sơ đồ mặt bằng đều không phải là một hình vuông hay hình chữ nhật hoàn chỉnh, cho nên bạn sẽ thấy có những chỗ trong ngôi nhà nằm lố ra ngoài đồ hình đối xứng của bát quái. Điều này không có nghĩa đồ hình bát quái không vừa khổ với không gian của bạn, mà chỉ là một số thành phần không đều trong thiết kế, vì thế bạn phải cân đối lại.

Lý tưởng nhất là hình thể của ngôi nhà bạn bằng phẳng, trơn tru, để khí lưu chuyển thông thoáng. Các hình vuông vức và tròn là thích hợp nhất bởi chúng tránh được các góc cạnh và mang lại cảm giác toàn vẹn, ổn định. Nhưng trong kiến trúc hiện đại, hình thể cân bằng thường khó thấy, chúng ta thường đối diện với những thiết kế có góc cạnh lạ và khác thường, những hình thù lồi. Trong những trường hợp như vậy, một số cung của bát quái có thể có liên quan trực tiếp đến những căn phòng chuyên biệt nào đó, trong khi lại có những phòng khác chẳng ứng vào các quái khác chút nào.

Hãy dùng thước để vẽ bát quái vuông lên sơ đồ mặt bằng nhà bạn, và chia diện tích nhà bạn thành chín khu vực đối xứng. Đừng ngại nếu có những phòng chiếm đến hai hoặc ba phần tư đồ hình. Nếu bạn đang sống trong căn nhà có một phòng, dĩ nhiên phòng đó sẽ chiếm hết chín ở trong bát quái!

Bây giờ, hãy đặt tên cho mỗi ô (mỗi cung) theo cách gọi trong tiếng Hoa và theo mối liên quan của nó với cuộc sống của bạn. Ví dụ, Tốn/Của cải sẽ nằm ở ô trên cùng bên trái trong đồ hình của bạn. Sau khi đã đặt tên cho các ố, bạn có thể bắt đầu khám phá ra mối tương quan giữa môi trường với cuộc đời bạn.

Cung khuyết và cung thừa

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của bạn chính là tạo sự bù trừ cho các đặc trưng kiến trúc đang gây cản trở cho dòng khó.

Ví dụ như: Một mặt bằng không gian bị khuyết ở cung Khôn, sơ đồ mặt bằng không có những căn phòng rơi vào cung Khôn. Khi khí lưu chuyển trong không gian, nó không vào khu vực cung Tốn (quan hệ), và sự khiếm khuyết này sẽ ảnh hưởng đến lĩnh vực đó của cuộc sống. Điều này được gọi là “cung khuyết”. Trong ngôi nhà có dạng thiết kế này, người thân của bạn có thể đang gặp phải khó khăn trong việc duy trì mối quan hệ và có cảm giác đang “thiếu điều gì đó” trong hôn nhân hay đời sống tình ái. Nhưng xin đừng tuyệt vọng! Có những “phương thuốc” chuyên biệt dùng để giải quyết vấn đề này.

Thêm một ví dụ khác: cũng là vấn đề tương tự ở cung Tốn, khu vực liên quan đến của cải và tài sản: Xin lưu ý rằng khu vực “khuyết” không chỉ tương ứng với một cung của bát quái mà còn mở rộng sang khu vực tương ứng nằm cạnh nó, và để lại một lượng không gian lồi ở phía góc phải trên cùng. Trong trường hợp này, bởi hơn phân nửa không gian này bị khuyết nên chúng ta không nghĩ điều này là phần khuyết, thay vì thế khu vực ở trên cùng bên phải có thể xem như một sự mở rộng của không gian nội thất.

Thật ra, các mở rộng có thể là những khía cạnh tích cực của một thiết kế, bởi có thêm không gian nữa cho dòng chảy của năng lượng. Nếu áp dụng bát quái đúng cách đối với không gian cũng như cách gán cho khu vực dôi thêm là phần mở rộng của cung Khôn.

Nếu ngôi nhà của bạn không thuộc dạng hình vuông hay hình chữ nhật, bạn phải để ý xem thiết kế của mình đang có cung khuyết hay có phần dội. Thậm chí bạn có thể dùng thước đo để biết xem con thuyền khí (nói một cách ẩn dụ) đang bị “vơi nửa hay đầy tràn hơn phân nửa”. Nhưng dù bạn có bị khuyết mất một cung cũng xin đừng ngại. Có nhiều phương pháp rất hay có thể bù trừ cho tình trạng không gian bị thiếu nhất quán này.

Nếu bạn thấy khó khăn trong việc xếp đặt bát quái cho không gian của mình, hãy xem lại phần này và thận trọng làm theo các chỉ dẫn. Bạn sẽ phải bảo đảm các tính toán của mình là đúng. Bạn có thể nhờ một người có kinh nghiệm về phong thủy giúp đỡ, hay nghĩ đến việc gặp một nhà tư vấn để thẩm tra lại sự đánh giá của bạn về không gian.

Trường hợp thực tế – Vị trí của thái cực

Gần đây tôi có tư vấn cho một phụ nữ đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Cô làm việc bán thời gian cho một cửa hiệu thời trang và luôn có nhiều dự án nhỏ phải tạm gác lại. Bất cứ khi nào có điều gì đó cô muốn làm, lập tức lại có điều khác hiện lên trong đầu và buộc cô phải chú ý đến nó.

Khi tôi nhìn vào Thái cực của ngôi nhà cổ, vấn đề năng lượng nổi lên rất rõ. Ở trung tâm của ngôi nhà cô là một lối đi quanh co như mê cung. Bên này là phòng khách, bên kia là cầu thang. Ở cuối lối đi là một bức tường chắn, nên phải quẹo mới đi sang được các phòng khác. Toàn bộ kiến trúc gây nên cảm giác phiền phức, rối rắm và tiêu hao – đúng như cách mà cô đang cảm thấy trong cuộc sống của mình! Với ba đường khí bị chẽ ra như vậy, có một cảm giác bất an thường xuyên liên quan đến chuyện cô phải đi đâu và làm gì.

Dụng công cho khu vực thái cực trong nhà bạn

Trước khi áp dụng bất kỳ sự hóa giải chuyên biệt nào cho khu vực thái cực trong nhà bạn, hãy trả lời các câu hỏi sau: “Bạn có cảm thấy sự tập trung và quân bình không? Các lĩnh vực trong cuộc sống của bạn có đang nối kết và hòa hợp một cách mỹ mãn không?”…

Cách hóa giải phong thủy cho khu vực thái cực

Điều đầu tiên bạn cần phải có cho vị trí Thái cực chính là không gian. Nếu không thể tìm được một chỗ để đứng ở trung tâm của ngôi nhà, bạn sẽ không thể đạt được cảm giác quân bình. Hãy dọn sạch bất kỳ sự bề bộn hay tủ bàn ghế nào đang choán chỗ. Để khai mở không gian cho khu vực này, hãy sử dụng gương để tạo cảm giác thoải mái, rộng rãi. Trong ngôi nhà có lối đi kiểu rẽ ra nhiều hướng nên dùng một tấm gương đặt ở bức tường cuối lối đi để mang lại cảm giác tiềm năng. Các bức tranh ảnh đẹp cũng hữu dụng trong nhiệm vụ này, đặc biệt là những cảnh đồng cỏ, hay không gian thanh bình. Hãy sử dụng đèn trang trí để làm nổi bật các bức tranh ảnh đó nhằm gia tăng thêm phần tiêu điểm, sự ấm áp cũng như ánh sáng cho khu vực trung tâm này.

Nhung Canh Dong Co

Trang trí bằng tranh đồng cỏ

Tôi thường sử dụng các loại thảm sàn để tạo sự hòa nhập và nối kết cho khu vực Thái cực với bất kỳ căn phòng nào nằm gần nó. Thảm tròn rất tuyệt, bởi nó mang lại cảm giác liên tục, hòa nhập và toàn thể. Thật lý tưởng, nếu bạn có thể tìm được tấm thảm có hoa văn âm/dương.

Việc treo một phong linh (chuông gió) nhỏ trong khu vực Thái cực sẽ tích hợp được sự lưu chuyển của khí cho ngôi nhà. Bởi khu vực này có liên quan đến số 5, nên loại phong linh có 5 ống trụ kim loại là lý tưởng nhất. Bằng cách treo một phong linh ở vị trí này, bạn sẽ gửi đi một rung động làm quân bình cho tất cả các cung của bát quái cùng một lúc.

Hành (trong Ngũ hành) chủ đạo thuộc về cung Thái cực chính là Thổ (đất). Hãy sử dụng màu vàng, gạch đất nung cho phần sàn nhà và những loại cây có màu đất nung để cho cùng “tống” vì Thổ có tính chất nuôi dưỡng và hỗ trợ cho khu vực trung tâm của ngôi nhà bạn.

“Những điều chỉnh cho Thái cực trong không gian của tôi”

Trong quyển Sổ tay tài lộc, hãy liệt kê ra năm điều bạn có thể thực hiện cho khu vực Thái cực trong ngôi nhà trong tuần này để cảm nhận tính chất qui tụ và quân bình hơn.

Hãy tham khảo các gợi ý liên quan đến phương cách hóa giải theo phong thủy, và nghĩ ra những phương cách sáng tạo bạn có thể làm để mang lại những điều cần thiết cho không gian của mình.

0/5 (0 Reviews)